Nếu bạn chưa tìm được một chương trình truyền hình thực tế nào hay ho thì Chia Sẻ Tech giới thiệu ngay cho bạn một TV show cực kỳ hot hit thời gian gần đây với format khá giống với bộ phim Squid Game đã từng “làm mưa làm gió” một thời – The Devil’s Plan (Kế hoạch quỷ dữ). Vậy chương trình này có gì hay ho? Cùng Chia Sẻ Tech đi review chi tiết ngay nhé!

Xem thêm:

Gameshow cạnh tranh sinh tồn mới toanh của Hàn Quốc, The Devil’s Plan (Kế hoạch quỷ dữ), đã chính thức công chiếu trên Netflix và debut trên top 1 chương trình truyền hình được xem nhiều nhất tại Việt Nam. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, gameshow này cũng chễm chệ vị trí thứ 3 trong chương trình truyền hình không nói tiếng Anh được xem nhiều nhất. Điểm thu hút của gameshow này là tính cạnh tranh khốc liệt về trí tuệ và khả năng lên kế hoạch, chiến lược chơi thông minh để đánh bại hàng loạt đối thủ mà vẫn kết hợp hài hòa với tất cả người chơi. Cùng Chia Sẻ Tech tìm hiểu format và đánh giá chi tiết TV show siêu hot này nhé!

Format chương trình mới lạ, độc đáo 

The Devil’s Plan (Kế hoạch quỷ dữ) là một gameshow sinh tồn cạnh tranh gay cấn của Hàn Quốc với sự tham gia của 12 người chơi xuất sắc vượt qua bài test năng lực của ban tổ chức chương trình. Mỗi người có những tính cách riêng và nhiều ngành nghề khác nhau từ luật sư, Youtuber, Kpop Idol cho đến diễn viên, sinh viên đại học, v.v.

Họ cùng chung sống với nhau trong một playgroud mà bạn có thể liên tưởng ngay đến Squid Game nhưng chỗ nghỉ ngơi của các người chơi tiện nghi, đầy đủ hơn (và lành mạnh hơn nữa). Người chơi sẽ không được sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào trong quá trình tham gia chương trình, và sẽ cùng nhau chung sống và tham gia thử thách trong vòng 7 ngày.

Khu vực diễn ra chương trình được chia thành hai phân khu chính: Game Area (Khu vực thử thách) và Living Area (Khu vực sinh hoạt). Trong đó, khu vực chơi game chỉ được phép vào khi diễn ra các thử thách và người chơi sẽ thực hiện các hoạt động cá nhân tại khu vực sinh hoạt.

Đơn vị tiền tệ sở hữu trong trò chơi

Mỗi người chơi, lúc đầu, sẽ được phát 1 chiếc Piece (hình thoi màu vàng với rãnh cắt ở giữa), đóng vai trò như một đơn vị tiền tệ trong trò chơi. Tùy vào kết quả từng trò chơi, người tham gia có thể nhận thêm hoặc mất đi số Piece đang có. Số Piece sở hữu sẽ được dùng để mua các vật phẩm có ích trong mỗi trò chơi hoặc trao đổi và giao dịch với nhau. Tuy nhiên, việc trao đổi Piece giữa những người chơi chỉ được thực hiện tại khu vực sinh hoạt chung (Living Area). Hai người chơi có số Piece nhiều nhất sẽ được tiến vào Chung kết và một trong hai sẽ trở thành nhà vô địch của The Devil’s Plan. Với những người chơi không còn số Piece nào sau trò chơi sẽ bị loại ngay lập tức khỏi Kế Hoạch Quỷ Dữ.

Cách chơi mới lạ 

Mỗi ngày, The Devil’s Plan có hai trò chơi chính: Main Match (Vòng chính) và Prize Match (Vòng thưởng). Toàn bộ người chơi sẽ phải tham gia Main Match để quyết định xem ai sẽ có thêm Piece và ai là người phải trả lại Piece.

Khu sinh hoạt chung
Khu vực thử thách của The Devil’s Plan

Một điểm khá hay ở đây là hai người có số Piece thấp nhất (nhưng vẫn còn ít nhất 1 Piece) sẽ bị nhốt vào “tù”. Những người này sẽ phải ở trong đây cho đến khi vòng chơi chính của ngày hôm sau bắt đầu.

Hai người có số Piece ít nhất sau trò chơi chính sẽ phải vào “tù”

Rõ ràng, hai người chơi này sẽ không có cơ hội tham gia Vòng Thưởng được diễn ra sau đó. Tất cả người chơi còn lại sẽ phải tham gia một thử thách đồng đội chung để kiếm thêm Piece (cá nhân) và cộng thêm phần thưởng vào số tiền thưởng chung từ con số 0. Sau 6 vòng thưởng, tổng giá trị giải thưởng có thể lên tới 500 triệu won nếu như người chơi vượt qua được toàn bộ thử thách của vòng này.

Tại sao nên xem The Devil’s Plan (Kế Hoạch Quỷ Dữ)?

Trò chơi không mới nhưng được biến tấu độc đáo 

Kế Hoạch Quỷ Dữ, mặc dù các thử thách không quá mới nhưng đều được biến tấu vô cùng độc đáo với nhiều cách thức và yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn như trò chơi đầu tiên của chương trình là Virus Game được lấy cảm hứng từ một bộ board game vô cùng nổi tiếng – Ma sói, tập trung thành 3 phe: Khủng bố, Dân thường và Trung lập. Nhiều role (vai trò) mới hơn như Nhà nghiên cứu (có vai trò phát triển thuốc giải từ một công dân có kháng thể), Điều tra viên (có quyền bắn bất cứ nhân vật nào nghi ngờ là phe Khủng Bố), nhưng một số role vẫn có chức năng giống Ma sói như Kẻ cuồng tín (chỉ thắng khi anh ta bị giết, khá giống Chán đời trong Ma sói), Phóng viên (đi tìm vai trò của từng người, khá giống Tiên tri nhưng chức năng mạnh hơn).

Hay có thể là một số trò tưởng đơn giản nhưng yêu cầu sự quan sát tỉ mỉ, cẩn thận như trò quan sát bức tranh lớn nhiều chi tiết rồi trả lời câu hỏi hay tìm ảnh chân dung bị lặp lại trong một danh sách các hình ảnh được phát. Một số trò thông dụng thường được chơi như puzzle xếp hình từ các mảnh ghép hình học, xếp chữ từ các khối chữ lập phương để tạo thành các từ có nghĩa với chủ đề được giao, v.v.

Trò ghi nhớ bức tranh
Trò xếp hình từ các miếng hình học
Trò chơi chọn hình ảnh chân dung bị lặp lại

Những “Easter Egg” mà không phải người chơi nào cũng để ý

Một điểm khá hay ở The Devil’s Plan là việc cài cắm các trò chơi phụ bên cạnh các trò chơi chính của tất cả người chơi tham gia. Chẳng hạn như, những người phải vào “tù” không phải không có ích khi họ có thể kiếm thêm Piece nếu giải được những câu đố phụ để “giết” thời gian trong đây như trò giải đố tháo các miếng sắt được móc nối vào nhau. Người chơi trong “tù” sẽ có thêm một Piece nếu tìm ra cách giải câu đố này.

Piece có hình dạng khác nhau
Câu đố phụ cần giải không phải ai cũng biết

Một trong những Easter Egg hay nhất đó chính là việc các Piece nhận được trong từng trò chơi sẽ khác nhau về hình dạng và khi tìm cách lắp ráp lại nó sẽ ra một khối hình thoi để tìm ra mật mã cho chiếc két sắt ẩn giấu trong phòng ngục tù. Và có lẽ chính vì chiếc két này mà một số người chơi biết đến sự tồn tại của nó lại “thích” được bỏ “tù”. Rất thú vị phải không nào!

Người chơi tài năng, nhiều chiến thuật độc đáo 

Như đã đề cập, người chơi đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, tư duy và cách nhìn cũng không hề giống nhau và họ phải đưa ra lựa chọn thật không ngoan từ việc có nên lập liên minh hay tự lên chiến lược riêng cho đến những quyết định vượt lên cảm xúc cá nhân.

Có thể kể đến chiến lược trong game của Orbit – một người chơi chuyên nghiên cứu về khoa học, thiên văn – đã có những kế hoạch khôn ngoan giúp lôi kéo nhiều người chơi về liên minh của mình và chiến thắng một vài thử thách. Tuy nhiên, chính chiến lược “giúp đỡ những người yếu thế” lại vô tình trở thành ván bài phản tác dụng khi dấy lên nhiều hoài nghi về việc những người chơi còn lại có “dựa dẫm” quá vào anh để tiếp tục tồn tại trong khi những người chơi hết mình lại phải ra về rất sớm chỉ vì không có một liên minh đủ lớn như Orbit.

Hay cô gái học luật Dong-Joo đã giúp cả đội chiến thắng thử thách Vòng Thưởng một cách ngoạn mục với khả năng ghi nhớ chính xác từng chi tiết trong bức tranh to lớn siêu nhiều chi tiết nhỏ phải để ý và vực dậy tinh thần của toàn bộ người chơi sau khi “đấu đá” nhau trong thử thách chính trước đó.

Link Download The Devil’s Plan (Kế hoạch quỷ dữ) bản đẹp Vietsub

Theo trang iMDb, The Devil’s Plan (Kế Hoạch Quỷ Dữ đạt số điểm ấn tượng 7.5/10, trong đó, tập 9 có số điểm siêu cao 9.4/10 sao. Đây xứng đáng là một gameshow đáng xem và bạn có thể tương tác trực tiếp cùng 12 người chơi nhờ luật chơi và các câu hỏi, hình ảnh luôn được hiển thị đầy đủ. Do đó, tạo cho người xem một cảm giác hấp dẫn, thích thú, nhưng cũng căng thẳng theo người chơi để tìm ra các câu trả lời chính xác nhất.

Hiện tại, TV show này đã ra 9/13 tập. Bạn có thể tải series thực tế này về xem tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *