Ngay nay, máy tính là “người bạn” vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là công cụ làm việc hằng ngày mà còn là thiết bị giải trí. Vì thế, hãy ghi nhớ 10 điều sau đây để máy tính có thể hoạt động tốt cũng như kéo dài tuổi thọ.
Để máy tính bám bụi quá nhiều
Cùng với quá trình sử dụng, việc máy tính bám bụi là điều không thể tránh khỏi. Bụi sẽ khiến quạt tản nhiệt quay chậm, lượng không khí lưu thông bị giảm sút, từ đó khiến nhiệt độ máy tính tăng lên. Có những trường hợp, bụi bám quá nhiều hệ thống tản nhiệt ngừng hoạt động, máy tính nóng quá sẽ tự động tắt. Do đó, nếu có thể hãy thường xuyên mở máy tính để dọn dẹp bên trong bạn nhé!
Chặn khí tản nhiệt
Linh kiện máy tính được thiết kế để chạy trong một mức nhiệt nhất định, do đó việc tản nhiệt là vô cùng quan trọng. Máy nóng trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như ảnh hưởng hiệu suất hoạt động. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi xử lý các tác vụ nặng trên máy tính.
Theo đó, với máy tính để bàn, lỗ tản nhiệt không được để sát tường, bị chặn hay dán bất cứ thứ gì lên đó. Đối với máy tính cá nhân, đừng kê lên đùi, đệm, chăn bông bởi luồng khí nóng sẽ bị chặn lại. Bên cạnh đó, khi đặt lên bàn hãy chú ý khe tản nhiệt không để đồ chặn ngay đó.
Làm sạch màn hình bằng dung môi
Trong quá trình vệ sinh máy tính tuyệt đối không xịt bất kỳ chất lỏng nào lên màn hình để lau chùi. Bởi việc xịt dung môi hay hóa chất trực tiếp lên có thể làm hỏng bề mặt màn hình. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn khi lau chùi màn hình tốt nhất bạn nên tắt nguồn hoàn toàn và rút điện ra khỏi ổ cắm.
Trường hợp bạn muốn làm sạch màn hình, hãy sử dụng một miếng vải khô mềm và mịn, thấm ướt bằng nước thường hoặc nước lau màn hình chuyên dụng rồi vắt khô chúng trước khi lau chùi lên màn hình.
Xem thêm: 8 cách xử lý lỗi laptop sạc pin không vào hiệu quả ngay tại nhà
Không cập nhật thường xuyên hệ điều hành và ứng dụng
Với những người không am hiểu về công nghệ thì việc cập nhật hệ điều hành và ứng dụng là điều không hề đơn giản. Chính vì thế, họ đã chọn cách tắt việc tự động cập nhật, bỏ qua cập nhật mới.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng, điều này sẽ khiến chiếc máy tính trở nên yếu hơn so với việc update thường xuyên. Không phải tự nhiên nhà sản xuất lại cho ra những bản cập nhật. Thực tế, nó được dùng để sửa những lỗi hiện có, cải thiện phần mềm, bổ sung các tính năng mới, thay đổi giao diện,… Do đó, sẽ thật phí nếu bạn từ chối các cải tiến mà nhà sản xuất mang tới cho chúng ta.
Không khởi động lại máy sau khi cài đặt trình điều khiển
Việc cập nhật phiên bản trình điều khiển mới cho các thành phần linh kiện máy tính để chúng hoạt động tối ưu hơn. Song, có không ít người dùng lại lười khởi động lại máy, thay vào đó để tiết kiệm thời gian, họ tiếp tục sử dụng sau khi quá trình cài đặt hoàn thành.
Tuy nhiên, sự lười nhác này đang âm thầm “giết chết” máy tính của bạn. Tốt nhất, hãy khởi động lại máy tính của mình khi cài đặt bất kỳ thứ gì mới để hệ thống cập nhật các thay đổi và hoạt động trơn tru hơn. Microsoft cũng cho biết, hệ điều hành Windows 10 sẽ tự động khởi động lại khi bạn cập nhật một sản phẩm Adobe hay khi đóng 1 tab trong trình duyệt Chrome hoặc mở chương trình Steam bất kỳ.
Không sao lưu dữ liệu
Việc sao lưu dữ liệu tốn khá nhiều thời gian, vì thế nhiều người dùng đã bỏ qua bước này. Song bạn biết không, hiện nay, trong máy tính đã có rất nhiều công cụ giúp sao lưu dữ liệu tự động.
Chỉ cần tìm kiếm, bạn sẽ thấy rất nhiều phần mềm có chức năng tự động cập nhật cho các hệ điều hành phổ biến. Trong Windows đã được tích hợp sẵn tính năng tự sao lưu trong hệ điều hành, người dùng Mac thì có Time Machine với chức năng tương tự.
Cắm trực tiếp máy tính vào nguồn điện
Hãy nói thật đi, bạn có thói quen này không? Tuy nhiên, bạn không nên làm thế bởi nguồn điện sử dụng hằng ngày của chúng ta vốn không ổn định, có thể tăng cao khiến linh kiện máy tính bị cháy.
Sạc máy tính cũng vậy, dù nó không trực tiếp ảnh hưởng tới máy tính nhưng chi phí thay sạc cũng khá tốn kém. Tốt nhất, bạn nên cắm vào bộ chia rồi mới cắm vào ổ trên tường. Trong bộ chia có cầu chì, nếu điện tăng thì cầu chì sẽ đứt, việc thay cầu chì vừa rẻ lại vô cùng dễ dàng nên bạn đừng lo lắng
Xem thêm: 7 cách sửa lỗi màn hình xanh kinh điển trên Windows 11
Không nên chống phân mảnh khi dùng ổ SSD
Việc chống phân mảnh với ổ HDD trên máy tính chạy Windows là chuyện hết sức bình thường. Song với ổ SSD thì bạn không nên chống phân mảnh. Bởi ổ SSD có cấu tạo cũng như có chế hoạt động khác với HDD. Dữ liệu sẽ được lưu trên con chip nhớ dạng Flash, nên dù có bị phân mảnh, ổ SSD không sử dụng đầu từ để tìm dữ liệu do đó việc truy cập vẫn diễn ra. Vậy nên, tuyệt đối không nên chạy ứng dụng chống phân mảnh cho ổ SSD. Bởi điều này rất vô nghĩa và thậm chí còn gây hại cho ổ SSD.
Ngoài ra, ổ cứng SSD bị giới hạn số lần ghi dữ liệu, 1 ổ cứng chỉ có thể ghi được 1000 lần. Chính vì thế, nếu bạn tiến hành chống phân mảnh, sắp xếp ghi lại dữ liệu sẻ ảnh hưởng tới tuổi thọ của ổ cứng.
Chạy các phần mềm chống virus cùng lúc
Tại một thời điểm, bạn chỉ nên chạy một chương trình chống virus. Nó sẽ đào sâu vào hệ thống để quản lý hoạt động của máy tính, kiểm tra các phần mềm trước, sau đó scan những thứ bạn tải về hoặc những thiết bị cắm trực tiếp vào máy tính.
Việc chạy nhiều phần mềm chống virus cùng lúc sẽ gây ra những xung động trong quá trình hoạt động. Từ đó, khiến máy tính có những biểu hiện lạ, màn hình xanh hay bị tắt máy. Thậm chí, có những phẩm mềm còn nhận định phần mềm chống virus khác là mã độc, cố gắng gỡ nó khỏi máy tính của bạn.
Cài những chương trình nguy hiểm hoặc gây phiền nhiễu
Trước khi tiến hành tải xuống và cài đặt 1 chương trình nào đó trên máy tính bạn nên cẩn thận đánh giá độ tin cậy của nó. Hãy đọc thật kỹ những gì trên màn hình, đừng vội bấm Next, vì bạn có thể kết thúc cài đặt với hàng loạt những công cụ trình duyệt như spyware, adware và quảng cáo. Tránh cài đặt các chương trình khác lạ, phải nhận biết những tệp nguy hiểm, cẩn thận khi chạy chúng.
Trên đây là 10 điều không nên làm với máy tính mà Chia Sẻ Tech đã tổng hợp lại. Mong rằng những thông tin này thật sự hữu ích với bạn, để quá trình sử dụng máy tính hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.